.jpg)
Cùng với việc kinh tế đang ngày càng phát triển thì việc thành lập công ty cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các thông tin cần thiết để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cũng như mã số thuế.
Các thông tin cơ bản để có thể đăng ký thành lập công ty bao gồm:
- Tên công ty
- Địa chỉ
- Ngành nghề kinh doanh
- Tên người đại diện theo pháp luật và chức danh của người này
- Tên các thành viên/ cổ đông của công ty.
Cụ thể như sau:
>>> Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Tên công ty
Xác định được tên doanh nghiệp là nhiệm vụ đầu tiên khi thành lập công ty. Tên doanh nghiệp càng ấn tượng, dễ nhớ càng thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi đặt tên công ty, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt và có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
- Tên doanh nghiệp bắt buộc phải bao gồm 2 thành tố:
+ Loại hình doanh nghiệp, bao gồm các loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là Công ty TNHH); công ty cổ phần (viết tắt là Công ty CP; công ty hợp danh (viết tắt là công ty HD); doanh nghiệp tư nhân (viết tắt là công ty TN).
+ Thứ 2 là tên riêng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề hoặc thực hiện đầu tư.
2. Trụ sở (địa chỉ công ty)
Khi đăng ký kinh doanh phải khai thông tin địa chỉ văn phòngkinh doanh.
Lưu ý là trụ sở công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể và các địa điểm không có chức năng sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
3. Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Với những ngành, nghề kinh doanh đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì thực hiện theo nguyên tắc sau. Ngành, nghề đó được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Khi đó Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Còn với những ngành, nghề chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới.
- Doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được quản lý bởi nhà nước. Ngành nghề kinh doanh phải được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của chuyên ngành.
- Những lý do khiến doanh nghiệp nên thuê dịch vụ báo cáo tài chính
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội
- Dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Nên đặt tên cho công ty như thế nào?
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp chuyên nghiệp giá rẻ
- Quy trình tư vấn thành lập Doanh nghiệp tư nhân năm 2015
- Xem thêm...
- Xây dựng chính sách nhân sự trong công ty
- Làm thế nào để kiểm toán thuế đạt được hiệu quả cao
- Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhâp doanh nghiệp
- Chi phí quảng cáo khuyến mại có gì thay đổi?
- Những điều cần chú ý khi quyết toán thuế năm 2015
- Các vấn đề cần chú ý trong quyết toán thuế
- Xem thêm...
- Các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2015
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật 71 sửa đổi
- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn NĐ 12 về thuế GTGT, hóa đơn và quản lý thuế
- Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ THUẾ
- THÔNG TƯ 151 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP
- Xem thêm...
- Những thủ tục cần làm khi thành lập văn phòng đại diện
- Hòa vốn - thời điểm quan trọng của doanh nghiệp
- Hướng dẫn chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên
- 10 bí quyết đơn giản giúp bạn trở thành doanh nhân thành đạt
- Doanh nghiệp và công ty khác nhau như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
- Xem thêm...