
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về doanh nghiệp - doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về doanh nghiệp.
Chương VI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Tham khảo: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 143. Quản lý doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Dịch vụ: thành lập doanh nghiệp trọn gói
Điều 145. Bán doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.
2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.
Theo Bộ Tư Pháp Việt Nam
- Những lý do khiến doanh nghiệp nên thuê dịch vụ báo cáo tài chính
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín chuyên nghiệp tại Hà Nội
- Dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Nên đặt tên cho công ty như thế nào?
- Dịch vụ giải thể doanh nghiệp chuyên nghiệp giá rẻ
- Quy trình tư vấn thành lập Doanh nghiệp tư nhân năm 2015
- Xem thêm...
- Xây dựng chính sách nhân sự trong công ty
- Làm thế nào để kiểm toán thuế đạt được hiệu quả cao
- Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhâp doanh nghiệp
- Chi phí quảng cáo khuyến mại có gì thay đổi?
- Những điều cần chú ý khi quyết toán thuế năm 2015
- Các vấn đề cần chú ý trong quyết toán thuế
- Xem thêm...
- Các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2015
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật 71 sửa đổi
- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn NĐ 12 về thuế GTGT, hóa đơn và quản lý thuế
- Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ THUẾ
- THÔNG TƯ 151 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP
- Xem thêm...
- Những thủ tục cần làm khi thành lập văn phòng đại diện
- Hòa vốn - thời điểm quan trọng của doanh nghiệp
- Hướng dẫn chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên
- 10 bí quyết đơn giản giúp bạn trở thành doanh nhân thành đạt
- Doanh nghiệp và công ty khác nhau như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
- Xem thêm...